Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Khai giảng lớp học trồng chăm sóc cà phê tại thôn B’ Dơr, xã Lộc An

Vừa qua UBND xã Lộc An phối hợp với Trung tâm Dạy nghề Bảo Lâm tổ chức lễ khai giảng lớp học trồng chăm sóc cà phê tại thôn B’ Dơr, xã Lộc An.
Đến dự lễ khai giảng có đ/c Hà Quang Đàm – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Bảo Lâm, đồng chí Phan Thị Quế – Phó Chủ tịch UBND xã Lộc An.
lop hoc trong ca phe
đ/c Phan Thị Quế – PCT UBND xã phát biểu tại lễ khai giảng
Tham gia lớp học này có 56 học viên là nông dân của thôn B’ Dơr, trong khoảng thời gian 3 tháng các học viên sẽ được trang bị kiến thức về trồng và chăm sóc cà phê, qua đó giúp các nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất cà phê đúng quy trình kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tin, ảnh: Xuân Vinh

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Các loại ống kính cơ bản

Cây giống với chương trình tái canh cà phê

 Cập nhật lúc 15:32, Thứ Ba, 24/09/2013 (GMT+7)

Để thực hiện thành công kế hoạch tái canh và ghép cải tạo gần 23.000 cà phê đã già cỗi, thoái hóa và năng suất thấp, từ nay tới cuối năm 2015 ngành nông nghiệp Lâm Đồng cần phải có trên 41,3 triệu chồi giống và 11,3 triệu cây giống cà phê vối (cà phê robusta) chất lượng cao.
Nông dân Tân Hà (Lâm Hà) vào vụ thu hoạch cà phê. Ảnh: Ngọc Minh
Nông dân Tân Hà (Lâm Hà) vào vụ thu hoạch cà phê. Ảnh: Ngọc Minh

Đứng chân tại thành phố Bảo Lộc, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng (Trung tâm) đang được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện Dự án “Phát triển cây giống công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013-2015” với sự phối hợp của trung tâm nông nghiệp các huyện có nhiều diện tích cà phê cần tái canh.

Nhóm các kỹ sư Nguyễn Mậu Tuấn, Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Đức Dũng trực tiếp thực hiện dự án cho biết, nhiệm vụ và mục tiêu của dự án và cũng là của Trung tâm là đầu tư hỗ trợ các cơ sở ươm và sản xuất cây giống cà phê vối nâng cao chất lượng giống và năng lực sản xuất cây giống phục vụ kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cà phê vối của các địa phương trong tỉnh.

Thực hiện mục tiêu này, Trung tâm sẽ từng bước đầu tư hỗ trợ xây dựng tại Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm mỗi huyện 2 điểm vườn sản xuất chồi giống gốc cà phê vối mới (0,2 ha/điểm) và 2 điểm ngay tại trung tâm có thể sản xuất mỗi năm 1,2 triệu chồi các giống TR4, TR9, TR11. Đồng thời xây dựng tại các huyện này và tại Trung tâm  8 vườn sản xuất giống cà phê áp dụng công nghệ cao với tổng diện tích 1 ha, sản xuất mỗi năm 1 triệu cây giống chất lượng cao; các vườn ươm này được xây dựng theo tiêu chuẩn ngành (tiêu chuẩn 10TCN 479-2001) có lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tự động của Israel.

Để hoàn thiện quy trình nhân giống cà phê vối phù hợp với điều kiện địa phương, Trung tâm cũng đang triển khai các công việc như điều tra thực trạng sản xuất cà phê vối trên địa bàn toàn tỉnh, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển và chất lượng cây cà phê giống như chế độ ánh sáng, kích cỡ bịch ươm cây, chế độ chăm sóc vườn ươm… từ đó đề xuất quy trình nhân giống cà phê vối phù hợp với điều kiện địa phương và chuyển giao quy trình này cho nông dân.

Kết quả là tới cuối tháng 8 đầu tháng 9/2013 vừa qua, Trung tâm đã cơ bản điều tra xong thực trạng sản xuất giống cây trồng và sản xuất giống cà phê tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và Lâm Hà. Kết quả điều tra cho thấy việc sản xuất giống cà phê chủ yếu do các hộ nông dân thực hiện, việc quản lý chất lượng cây giống đang gặp khó khăn khi địa phương chưa có hệ thống chứng nhận chất lượng giống phù hợp và cũng chưa có chính sách hỗ trợ riêng cho hệ thống các cơ sở sản xuất cây giống; quy cách và điều kiện cơ sở hạ tầng của các vườn ươm chưa đáp ứng được tiêu chuẩn ngành; các địa phương trên đều chưa có vườn giống đầu dòng, chưa có vườn chồi được công nhận, chưa có cán bộ kỹ thuật nên “các cơ sở sản xuất giống cà phê đều sản xuất theo kinh nghiệm… vì vậy, chất lượng cây giống không đồng đều, đặc biệt còn sử dụng đất ở những lô đã trồng cà phê làm bầu ươm nên cây giống bị mắc bệnh rễ ngay ở giai đoạn vườn ươm”.

Từ kết quả  điều tra này, Trung tâm đã chọn và xây dựng 3 vườn sản xuất chồi giống gốc cà phê vối mới tại Di Linh (vườn hộ Nguyễn Tấn Trung, xã Gung Ré), Bảo Lâm (vườn hộ Bùi Dình Thám, xã Lộc Thành) và Lâm Hà (vườn hộ Phan Văn Hùng, xã Phú Sơn) với quy mô 0,2 ha/vườn và cũng đã giao cho các vườn này 30.000 cây giống cà phê TR4, TR9, TR11 (10.000 cây/vườn) cùng với hỗ trợ các vườn phân bón, vật tư và một phần công lao động để triển khai. Vườn sản xuất chồi giống gốc cà phê vối cũng đã được Trung tâm thực hiện xong tại huyện Bảo Lâm và đang triển khai tại huyện Di Linh và huyện Lâm Hà…

Các kỹ sư của Trung tâm đang triển khai Dự án “Phát triển cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013-2015” cho rằng để tái canh và ghép cải tạo thành công 23.000 ha cà phê vối như kế hoạch thì  UBND tỉnh, Sở NN-PTNT và các địa phương cần đầu tư thỏa đáng cho các vườn sản xuất chồi giống, vườn ươm cây giống cùng với tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống.
Đức Hưng

Bưởi tết hút hàng giá cao

Hiện nay, nhà vườn trồng bưởi Năm Roi bán tết đang tất bật trong thời gian cao điểm, hy vọng cho một năm trúng mùa trúng giá.

Nông dân trồng bưởi tết ở huyện Châu Thành – Hậu Giang
Bưởi năm nay được trồng tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Tân, Phú Hữu và thị trấn Mái Dầm, (huyện Châu Thành – Hậu Giang). Ông Đặng Văn Đoàn, ở ấp Phú Đông, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành trồng 3 công bưởi tết cho biết: Gia đình sẽ thu hoạch bưởi tết vào ngày 15 ÂL, hiện nay thương lái vào tận vườn mua cả vườn, với giá 18.000 -18.500 đ/kg, tăng 2.000 -3.000 đ/kg so với thời điểm năm ngoái; còn bán bưởi bày tết giá 30.000 đ/kg. Sau khi trừ hết các khoảng chi phí gia đình ước lãi trên 140 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Trương, Phó phòng NN-PTNT, huyện Châu Thành – Hậu Giang, cho biết: Toàn huyện trồng khoảng 1.600 ha để phục vụ thị trường, nhưng năm nay do thời tiết bất thường và xuất hiện sâu đục trái nên năng suất giảm, khiến giá cả có thể tăng cao trong những ngày cận tết.


LÊ HOÀNG VŨ

Thứ Tư, 08/01/2014, 10:42 (GMT+7)

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước 2: Khởi động nhiều thuận lợi

Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước 2: Khởi động nhiều thuận lợi
ICTnews - Khi có thêm 16 tỉnh tham gia vào Dự án BMGF VN của giai đoạn II, bước 2 sẽ nâng số tỉnh được triển khai Dự án lên đến 28 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa có các điểm truy cập Internet miễn phí. Theo đó, hàng trăm ngàn người dân nghèo có cơ hội tiếp cận với máy tính và Internet.
 Bước 1 và những kết quả đáng ghi nhận
Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” do tổ chức phi chính phủ nước ngoài Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) tài trợ được thực hiện trong 5 năm, từ 2011-2016 với tổng kinh phí của dự án là 50.568.362 USD (trong đó tài trợ không hoàn lại của BMGF là 29.998.220 USD, đóng góp bằng phần mềm của Microsoft là 3.639.000 USD và 16.931.142 USD vốn đối ứng của phía Việt Nam).
Mục tiêu lâu dài của Dự án mở rộng là góp phần nâng cao năng lực phục vụ và cách thức cung cấp thông tin máy tính và Internet cho các thư viện công cộng và điểm BĐVHX với tầm nhìn mới; tập trung hỗ trợ người  nghèo và những người sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với CNTT và được hưởng những lợi ích về kinh tế xã hội mà việc tiếp cận với CNTT mang lại. Từ đó, cải thiện được cuộc sống của cá nhân, đồng thời đóng góp được cho gia đình họ, cho cộng đồng và xã hội.
Bước 1 của Dự án đã được triển khai trong 15 tháng (từ tháng 4/2012 đến 6/2013) tại 12 tỉnh gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng cùng 3 trung tâm đào tạo vùng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Đã có 637 điểm của Dự án bao gồm 311 điểm thư viện, 323 điểm BĐVHX và 3 Trung tâm đào tạo vùng được lắp đặt máy tính và đưa vào hoạt động.
Theo số liệu thống kế từ hệ thống Observatory từ 1/6/2012 đến 30/9/2013 đã có 218.250 lượt người sử dụng máy tính ở 12 tỉnh trong bước 1 với tổng thời lượng truy nhập Internet là 2.028.191 giờ. Đây là một con số đáng ghi nhận từ hiệu quả của Dự án.
Để đảm bảo tính bền vững lâu dài, Dự án đã nhanh chóng tổ chức nhiều khóa đào tạo cho 4.700 lượt cán bộ quản lý các cấp cũng như nhân viên kỹ năng để quản lý và hướng dẫn người dân sử dụng máy tính, truy cập Internet hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Dự án tổ chức hàng loạt các hoạt động truyền thông từ Trung ương đến địa phương. Trên thực tế, đã có 2.100 sự kiện truyền thông gồm Ngày hội Internet, Internet với phụ nữ, thanh niên, mùa hè tình nguyện... thu hút được hơn 85.000 người tham dự.

Theo ông Phan Hữu Phong - Giám đốc Ban quản lý Dự án BMGF VN thì với những kết quả đó Việt Nam đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía nhà tài trợ cũng như các nước đang triển khai chương trình sáng kiến Thư viện toàn cầu của Quỹ Bill and Melinda Gate. Tại buổi lễ sơ kết triển khai Dự án BMGF-VN bước 1 giai đoạn 2 tại Hà Nội vừa qua, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã đánh giá cao những kết quả đạt được của Dự án trong Bước 1 đồng thời nhấn mạnh phải hết sức coi trọng tính bền vững của Dự án.
Bước 2 của Dự án sẽ thêm nhiều cơ hội cho dân nghèo
Tính đến tháng 9/2013, Dự án đã hoàn thành việc lắp đặt trang thiết bị ở 16 tỉnh tham gia Dự án Giai đoạn II, bước 2 bao gồm các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Cụ thể, Dự án đã lắp đặt hơn 4.600 bộ máy tính và các trang thiết bị khác kết nối Internet cho 665 điểm Thư viện và điểm BĐVHX. Theo đó, các điểm thư viện cấp tỉnh được trang bị 40 bộ/điểm; các thư viện huyện được trang bị 10 máy tính/điểm, thư viện xã và BĐVHX được trang bị 05 máy tính/điểm.
Bên cạnh đó, các điểm còn được trang bị thêm máy in, máy chiếu, tai nghe, các thiết bị phụ trợ khác tùy theo chức năng hoạt động. Để có thể hoàn thành công việc triển khai như vậy phải kể đến sự đóng góp quan trọng của UBND các tỉnh, sở, ban, ngành các địa phương, VNPost trong việc cấp vốn đối ứng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ dự án. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã triển khai kịp thời việc cung cấp đường truyền ADSL cho điểm BĐVHX và hỗ trợ 50% cước truy nhập Internet. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng cung cấp truy nhập cáp quang cho Thư viện công công các cấp, đồng thời hỗ trợ 70% cước truy nhập.  
Ngày 23/11/2013, Lễ bàn giao Bước 2 Dự án được tổ chức tại TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là một mốc quan trọng của Dự án, đánh dấu việc hoàn thành lắp đặt trang thiết bị và chính thức đưa các điểm truy nhập công cộng vào hoạt động, phục vụ nhu cầu về thông tin của người dân. Để hoàn thành công việc lắp đặt trang thiết bị, với sư hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL, Ban QLDA cùng với các cơ quan, ban ngành tại địa phương và các doanh nghiệp đã nỗ lực, vượt qua khó khăn để lựa chọn được đúng các điểm theo tiêu chí của Văn kiện Dự án, chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp và lắp đặt trang thiết bị đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt trang thiết bị và đưa vào sử dụng, người dân sẽ được sử dụng Internet miễn phí ở các thư viện và được giảm 50% cước phí truy nhập ở các điểm BĐVHX để tìm kiếm thông tin hữu ích, cải thiện đời sống kinh tế và văn hóa.
Hồng Dương